ĐạoLuật #28
Ý NIỆM VỀ GIỚI HẠN, HIỂU VỀ LINH HỒN VẠN VẬT
-Mọi hệ hình học đều hàm chứa thông tin về giới hạn -Khi giới hạn được tham chiếu qua hệ quy chiếu toán học, ta gọi nó là diện tích -Cùng một Ý Niệm về giới hạn, có thể triển khai thành vô số hình tướng khác nhau: hình tròn, hình vuông, tam giác, hình thang,... hình cầu, lập phương -Để rõ hơn ta phân tích ví dụ: Ý niệm về giới hạn với diện tích thập phân là 25: +Hình tròn: Bán kính r = 5/√π Diện tích S = π × r² = π×(5/√π)² = 25 +Hình vuông: Cạnh 𝑎 = 5 Diện tích 𝑆=𝑎×𝑎=25 +Hình tam giác: Đáy 𝑎 =5, chiều cao h=10 Diện tích S= a×h/2= 5×10/2=25 và vô số hình tướng khác có cùng diện tích Chiêm nghiệm sâu hơn: -Luật là hệ thống công thức đặc thù trong từng hệ hình học, giúp triển khai Ý Niệm thành hình tướng cụ thể -Cùng một Ý Niệm giới hạn, nếu được triển khai qua các Luật khác nhau, sẽ tạo nên các hình tướng khác nhau như: tam giác, hình tròn, hình thang,... có cùng diện tích -Điều này chỉ ra: Hình tướng không phải bản chất, mà chỉ là cách Ý Niệm được biểu hiện qua Luật Liên hệ tới linh hồn và hình thể: -Hình thể của con người là sự triển khai Ý Niệm Gốc Thành Phần, theo một Luật Thành Phần cụ thể cùng với với Kết quả Trải nghiệm của các hình thể trước -Khi hình tướng diệt (thân xác tiêu tan), Ý Niệm Gốc Thành Phần và Trải nghiệm vẫn tồn tại trong Trường Thông Tin chờ đợi điều kiện thích hợp để triển khai lại trong một hình tướng mới -Sự mới mẻ của hình tướng phụ thuộc vào nội dung Trải nghiệm đã được ghi lại Cái nhìn từ bậc Trí Tuệ: -Một người giác ngộ có thể thấy trực tiếp Ý Niệm và Trải nghiệm, mà không cần qua hình tướng hay Luật triển khai -Khi bạn tách ba cạnh của tam giác thành ba đoạn thẳng rời rạc, hình tam giác không còn hình tướng, nhưng thông tin về nó, cũng như trải nghiệm hình tam giác, vẫn tồn tại trong Trường Thông Tin ở trạng thái tiềm năng -Khi hội đủ điều kiện, đủ duyên, ý khởi thì Ý Niệm ấy sẽ lại được triển khai trong một hình tướng mới