#ĐạoLuật 39
TU HÀNH – TU DƯỠNG THEO ĐẠO VÀ LUẬT Tu Hành là con đường của người chuyên tu: Linh mục, Nhà sư, Đạo sĩ, Thiền giả... – những người chọn rút lui khỏi thế tục để chuyên tâm thực hành Luật thông qua hình thức tín ngưỡng, giáo lý hoặc thiền định Tu Dưỡng là con đường của người sống trong xã hội, giữa gia đình, công việc, trách nhiệm và thử thách, nhưng vẫn chủ ý điều chỉnh bản thân theo Luật TU HÀNH – HÀNH TRÌNH THỰC HÀNH THEO LUẬT CHUYÊN SÂU: -Tu hành là con đường dành cho người nguyện buông toàn bộ đời sống thường để chuyên tâm quay vào rung động nội tại, sống trọn trong Luật -Hành giả tu hành không tìm thành quả bên ngoài, mà giải phóng nội tâm khỏi mọi cộng hưởng dính mắc, để trở về trạng thái cân bằng của Đạo -Tu hành đúng không nằm ở hình thức bên ngoài, mà ở việc: +Đo lường từng rung động lệch khỏi Đạo +Dùng Luật để điều chỉnh sao cho vừa tiến hóa (Đạo Hấp Dẫn), vừa giữ được cân bằng (Đạo Cân Bằng) TU DƯỠNG – CON ĐƯỜNG SỐNG THEO LUẬT GIỮA ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT: -Tu dưỡng không yêu cầu rời bỏ thế gian, mà là sống giữa thế gian mà không để dao động thế gian chi phối dao động của linh hồn -Người tu dưỡng sống giữa quan hệ – tiền bạc – trách nhiệm – thử thách, nhưng: +Biết mọi hoàn cảnh là Luật triển khai +Thấy chính mình trong mọi phản ứng +Nhận điện dính mắc để điều chỉnh và tinh luyện rung động mỗi ngày -Tu dưỡng không phải để thành “người tốt” theo tiêu chuẩn xã hội-người đời, mà để giảm dần rung động lệch khỏi Đạo. Khi đủ quân bình, người đời có thể đạt một số thành quả tiến hóa nhất định TU HÀNH & TU DƯỠNG KHÁC CẢNH – NHƯNG CHUNG ĐƯỜNG LUẬT: -Dù chọn con đường chuyên tu hay sống giữa đời, mọi linh hồn đều chịu sự triển khai của cùng một Luật -Tu hành có lợi thế tách khỏi tác nhân nhiễu theo cách chủ động; tu dưỡng có lợi thế rèn luyện cưỡng bức trong cảnh thật -Cảnh có khác, nhưng đúng cách đúng Luật đạt Đạo thì thành quả như nhau -Người tu hành nếu còn chấp hình thức, vẫn bị Luật thử thách. Người tu dưỡng nếu tu đúng Luật đạt Đạo, vẫn đạt tần số thanh tịnh và có thành quả nhất định THẤU SÂU: -Tu hành là rút lui để thanh lọc, Tu dưỡng là đứng giữa dòng mà không vướng dòng -Tu hành là tinh luyện sâu. Tu dưỡng là kiểm chứng thật qua cảnh -Cả hai đều cần, cả hai đều đúng, khi thực sự đặt nền tảng trên việc sống hành theo Luật và hướng đến Đạo, điều chỉnh rung động linh hồn, và trở về Đạo