Ở góc độ sinh học, nhịp tim chậm là một phần trong chiến lược tiết kiệm năng lượng của loài rùa. Chúng có hệ trao đổi chất rất thấp, dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi, phơi nắng hoặc thảnh thơi tìm thức ăn. Cách sống chậm rãi này giúp chúng hạn chế hao mòn cơ thể, giảm tần suất “làm việc” của tim và các cơ quan khác, từ đó nâng cao tuổi thọ.
Còn với chúng ta – mỗi ngày tim bơm tới 2.000 lít máu qua 96.500 km mạch máu. Chưa kể, mỗi cú “rung rinh” tình cảm cũng đẩy nhịp tim lên vèo vèo. Đó là lý do chúng ta được gọi là homo sapiens hay “nhân loại rung động”.
Ủa vậy, yêu nhiều là sẽ… chết sớm?
Còn với chúng ta – mỗi ngày tim bơm tới 2.000 lít máu qua 96.500 km mạch máu. Chưa kể, mỗi cú “rung rinh” tình cảm cũng đẩy nhịp tim lên vèo vèo. Đó là lý do chúng ta được gọi là homo sapiens hay “nhân loại rung động”.
Ủa vậy, yêu nhiều là sẽ… chết sớm?
Người ta thường nói: “Ai đập xong 2,5 tỷ nhịp tim trước, người đó ra đi trước”, nhưng nó chỉ ám chỉ tầm quan trọng của trái tim khỏe chứ không bảo bạn ngừng yêu.
Thực tế, các nghiên cứu cho thấy nhịp tim lúc nghỉ ngơi – nếu ở mức ổn định (khoảng 50-80 nhịp/phút) – giúp giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch và tăng tuổi thọ. Ngược lại, tim đập quá nhanh lúc thư giãn (trên 100 nhịp/phút) có thể “đốt” tuổi thọ, gây phì đại tim, tăng nguy cơ đột quỵ… Nhưng nếu tim quá chậm (dưới 40-45 nhịp/phút) cũng không hề an toàn, dễ gây chóng mặt, ngất xỉu.
Tuy nhiên, nếu con người học hỏi được chút “phong cách” thư thả của rùa, biết đâu chúng ta cũng sẽ kéo dài tuổi thọ hơn? Mặc dù chưa có kết luận khoa học chính thức, nhưng chắc chắn lối sống “chậm rãi mà chắc chắn” của rùa là lời nhắc nhở thú vị: đôi lúc, chậm lại mới là cách để đi xa hơn!