Ông Huỳnh Hoàng Phương, Giám đốc Khối nghiên cứu và Phân tích, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT
Năm 2023 kết thúc với nhiều “cung bậc cảm xúc” trong hoạt động đầu tư và xây dựng gia sản. Trong đó, sự chú ý tập trung vào vàng và chứng khoán, 2 kênh tài sản có nhiều biến động lớn trong năm và cũng là 2 kênh tài sản mang lại hiệu suất sinh lãi tốt nhất trong năm qua. Kết thúc một năm đầy biến động, chứng khoán đem lại hiệu suất sinh lời 12,2%, vàng mang lại hiệu suất hơn 15% là vượt trội hoàn toàn so với các kênh tài sản khác.
2024: Năm “bản lề” cho một chu kỳ kinh tế mới
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mức 5,05% trong năm 2023 theo công bố của Tổng Cục thống kê. Vậy con số 5,05% cho chúng ta biết điều gì?
Mức 5,05% là mức tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế Việt Nam trong hơn 1 thập kỷ vừa qua nếu bỏ qua 2 năm hoạt động kinh tế bị hạn chế do dịch Covid-19. Hơn nữa, nếu so với mức tăng trưởng trung bình hơn 1 thập kỷ trước đó ở mức 6,5% thì 5,05% thấp hơn đáng kể và có thể được xem như một năm suy thoái đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam chứ không cần GDP phải tăng trưởng âm như các nền kinh tế phát triển như Mỹ.
Các dự báo kinh tế cho thấy, năm 2024 sẽ chứng kiến kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6% (vẫn tương đối thấp hơn mức tiềm năng 6,5%) nên được gọi là một năm phục hồi trước khi trở lại quỹ đạo tăng trưởng từ năm 2025 trở đi. Tính chất của năm phục hồi này tương tự như ở chu kỳ trước chúng ta đã chứng kiến ở năm 2014 sau khi kinh tế Việt Nam trải qua “suy thoái” 2012-2013, trước khi trở lại quỹ đạo tăng trưởng kéo dài từ 2015 đến tận 2019.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mức 5,05% trong năm 2023 theo công bố của Tổng Cục thống kê. Vậy con số 5,05% cho chúng ta biết điều gì?
Mức 5,05% là mức tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế Việt Nam trong hơn 1 thập kỷ vừa qua nếu bỏ qua 2 năm hoạt động kinh tế bị hạn chế do dịch Covid-19. Hơn nữa, nếu so với mức tăng trưởng trung bình hơn 1 thập kỷ trước đó ở mức 6,5% thì 5,05% thấp hơn đáng kể và có thể được xem như một năm suy thoái đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam chứ không cần GDP phải tăng trưởng âm như các nền kinh tế phát triển như Mỹ.
Các dự báo kinh tế cho thấy, năm 2024 sẽ chứng kiến kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6% (vẫn tương đối thấp hơn mức tiềm năng 6,5%) nên được gọi là một năm phục hồi trước khi trở lại quỹ đạo tăng trưởng từ năm 2025 trở đi. Tính chất của năm phục hồi này tương tự như ở chu kỳ trước chúng ta đã chứng kiến ở năm 2014 sau khi kinh tế Việt Nam trải qua “suy thoái” 2012-2013, trước khi trở lại quỹ đạo tăng trưởng kéo dài từ 2015 đến tận 2019.
Bài học từ lịch sử
Mỗi chu kỳ kinh tế đều tạo ra cơ hội và thực tế đã giúp nhiều nhà đầu tăng trưởng tài sản mạnh mẽ. Đứng trước một chu kỳ kinh tế mới, đâu là những bài học cho việc tích lũy tài sản cho một chu kỳ kinh tế?
Trước tiên phải khẳng định lịch sử không chắc chắn lặp lại và cũng không có gì bảo đảm mọi thứ sẽ diễn ra lập lại một cách chính xác và do đó hiệu suất tương lai của các lớp tài sản không thể chỉ phân tích dựa vào những gì đã từng trải qua. Tuy nhiên, vì tính chất tâm lý con người và quá trình tích lũy thặng dư lập lại trong mỗi chu kỳ nên quá khứ cũng giúp chúng ta có những định hướng nhất định cho tương lai.
Với chứng khoán, chu kỳ kinh tế luôn tạo ra thị trường chứng khoán với định giá rẻ đầu chu kỳ. Năm phục hồi đầu chu kỳ là giai đoạn chứng khoán thường tích lũy kéo dài trên nền định giá rẻ với tính biến động lớn, do nền kinh tế chưa tăng trưởng thực sự vững chắc và nền kinh tế còn đối mặt với các rủi ro tồn đọng trước đó từ suy thoái. Sau giai đoạn tích lũy theo hướng "sideways up" (tích luỹ hướng lên) thì thị trường sẽ có 1 "uptrend" (xu hướng đi lên) dài khi nền kinh tế trở lại “guồng” tăng trưởng.
Với chu kỳ kinh tế trước bắt đầu từ năm 2014, thị trường chứng khoán tích lũy và tăng trưởng hơn 137% trong hơn 4 năm, hay đạt mức sinh lãi hơn 22%/năm trong cả chu kỳ. Năm “bản lề” 2024 hiện nay tương tự như những gì đã xảy ra trước đó với định giá rẻ của thị trường chứng khoán và năm nay cũng có thể trải qua giai đoạn biến động trước khi trở lại chu kỳ tăng giá mạnh mẽ trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng từ 2025. Do đó, 2024 vẫn là 1 năm “tuyệt vời” cho việc tích lũy tài sản chứng khoán cho chu kỳ kinh tế này như những gì mà các nhà đầu tư kiên nhẫn 2014 được đền đáp xứng đáng sau đó.
Ở kênh bất động sản, với tính chất tính thanh khoản thấp và giá trị lớn, bất động sản luôn mất nhiều thời gian hơn để tạo đáy và phục hồi. Lịch sử cho thấy bất động sản thường mất một khoảng thời gian dài tạo đáy trong năm phục hồi và chỉ thực sự trở lại khi nền kinh tế đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với niềm tin tiêu dùng, đầu tư tăng mạnh và bùng nổ khi kinh tế tăng trưởng kéo dài kèm theo thặng dư trong nền kinh tế tăng mạnh. Do đó, nếu theo lịch sử thì bất động sản đang trong giai đoạn tìm đáy trong năm 2024 và hứa hẹn trở lại từ nửa sau năm 2025; bất động sản sẽ bùng nổ sau đó nếu kinh tế tăng trưởng vững chắc kéo dài với tích lũy thặng dư lớn dần trong nền kinh tế.
Hay nói cách khác, thị trường bất động sản sẽ đi sau chứng khoán và thường tăng trưởng khi chứng khoán đã tăng trưởng tốt, qua đó có thể dùng thị trường chứng khoán như 1 chỉ báo cho sự bùng nổ phía sau của bất động sản.
Với kênh tiết kiệm, lãi suất thường duy trì thấp sau kinh tế trải qua suy thoái và duy trì thấp trong năm phục hồi để hỗ trợ nền kinh tế và chỉ tăng mạnh trong những giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng hay áp lực lạm phát quay lại. Hay nói cách khác, kênh tiết kiệm khó sinh lãi tốt trong năm 2024 và có thể vẫn kém hấp dẫn trong năm 2025 khi nền kinh tế chưa tăng trưởng quá nóng và không có áp lực lạm phát lớn, dù có thể lãi suất sẽ tăng trở lại so với mức thấp hiện nay.
Mỗi chu kỳ kinh tế đều tạo ra cơ hội và thực tế đã giúp nhiều nhà đầu tăng trưởng tài sản mạnh mẽ. Đứng trước một chu kỳ kinh tế mới, đâu là những bài học cho việc tích lũy tài sản cho một chu kỳ kinh tế?
Trước tiên phải khẳng định lịch sử không chắc chắn lặp lại và cũng không có gì bảo đảm mọi thứ sẽ diễn ra lập lại một cách chính xác và do đó hiệu suất tương lai của các lớp tài sản không thể chỉ phân tích dựa vào những gì đã từng trải qua. Tuy nhiên, vì tính chất tâm lý con người và quá trình tích lũy thặng dư lập lại trong mỗi chu kỳ nên quá khứ cũng giúp chúng ta có những định hướng nhất định cho tương lai.
Với chứng khoán, chu kỳ kinh tế luôn tạo ra thị trường chứng khoán với định giá rẻ đầu chu kỳ. Năm phục hồi đầu chu kỳ là giai đoạn chứng khoán thường tích lũy kéo dài trên nền định giá rẻ với tính biến động lớn, do nền kinh tế chưa tăng trưởng thực sự vững chắc và nền kinh tế còn đối mặt với các rủi ro tồn đọng trước đó từ suy thoái. Sau giai đoạn tích lũy theo hướng "sideways up" (tích luỹ hướng lên) thì thị trường sẽ có 1 "uptrend" (xu hướng đi lên) dài khi nền kinh tế trở lại “guồng” tăng trưởng.
Với chu kỳ kinh tế trước bắt đầu từ năm 2014, thị trường chứng khoán tích lũy và tăng trưởng hơn 137% trong hơn 4 năm, hay đạt mức sinh lãi hơn 22%/năm trong cả chu kỳ. Năm “bản lề” 2024 hiện nay tương tự như những gì đã xảy ra trước đó với định giá rẻ của thị trường chứng khoán và năm nay cũng có thể trải qua giai đoạn biến động trước khi trở lại chu kỳ tăng giá mạnh mẽ trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng từ 2025. Do đó, 2024 vẫn là 1 năm “tuyệt vời” cho việc tích lũy tài sản chứng khoán cho chu kỳ kinh tế này như những gì mà các nhà đầu tư kiên nhẫn 2014 được đền đáp xứng đáng sau đó.
Ở kênh bất động sản, với tính chất tính thanh khoản thấp và giá trị lớn, bất động sản luôn mất nhiều thời gian hơn để tạo đáy và phục hồi. Lịch sử cho thấy bất động sản thường mất một khoảng thời gian dài tạo đáy trong năm phục hồi và chỉ thực sự trở lại khi nền kinh tế đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với niềm tin tiêu dùng, đầu tư tăng mạnh và bùng nổ khi kinh tế tăng trưởng kéo dài kèm theo thặng dư trong nền kinh tế tăng mạnh. Do đó, nếu theo lịch sử thì bất động sản đang trong giai đoạn tìm đáy trong năm 2024 và hứa hẹn trở lại từ nửa sau năm 2025; bất động sản sẽ bùng nổ sau đó nếu kinh tế tăng trưởng vững chắc kéo dài với tích lũy thặng dư lớn dần trong nền kinh tế.
Hay nói cách khác, thị trường bất động sản sẽ đi sau chứng khoán và thường tăng trưởng khi chứng khoán đã tăng trưởng tốt, qua đó có thể dùng thị trường chứng khoán như 1 chỉ báo cho sự bùng nổ phía sau của bất động sản.
Với kênh tiết kiệm, lãi suất thường duy trì thấp sau kinh tế trải qua suy thoái và duy trì thấp trong năm phục hồi để hỗ trợ nền kinh tế và chỉ tăng mạnh trong những giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng hay áp lực lạm phát quay lại. Hay nói cách khác, kênh tiết kiệm khó sinh lãi tốt trong năm 2024 và có thể vẫn kém hấp dẫn trong năm 2025 khi nền kinh tế chưa tăng trưởng quá nóng và không có áp lực lạm phát lớn, dù có thể lãi suất sẽ tăng trở lại so với mức thấp hiện nay.
Một chu kỳ mới với nhiều khác biệt
Trong chu kỳ kinh tế trước, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định trong môi trường lãi suất “cực thấp” mà không gây ra áp lực lạm phát, bối cảnh địa chính trị không có quá nhiều bất ổn. Năm 2024 bắt đầu rất khác biệt với việc thế giới đang phải tập quen với cụm từ “higher for longer” hay thập kỷ lãi suất cực thấp đã qua đi và lãi suất có thể ở mức cao kéo dài. Hơn nữa, lạm phát toàn cầu dù đang trong xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao và luôn đối mặt với áp lực trước các nguy cơ về xung đột địa chính trị.
Vàng thức tỉnh, với những tính chất trên, thế giới đang trải qua những giai đoạn bất ổn như đã từng trải qua ở các thập niên 70, 80 của thế kỷ trước và ở đó việc dự phòng rủi ro là cần thiết. Và trong vài năm trở lại đây, thế giới chứng kiến sự thức tỉnh của vàng sau hơn 1 thập kỷ ngủ yên. Vàng như hàng thế kỷ qua luôn là nơi trú ẩn trước các rủi ro lạm phát, suy thoái hay bất ổn chính trị. Và do đó, chúng ta không nên bỏ qua vàng trong quá trình đầu tư trong chu kỳ kinh tế này trong bối cảnh rất khác biệt nêu trên.
Nói một cách tổng thể, đầu chu kỳ kinh tế luôn là giai đoạn nhàm chán nhất trong quá trình tích lũy và xây dựng tài sản nhưng lại là giai đoạn tốt nhất để tích lũy tài sản tốt nhất mà xác suất chỉ xảy ra 1 lần trong mỗi thập niên. Các nhà đầu tư bản lĩnh, kiên nhẫn và kỷ luật tích lũy tài sản trong giai đoạn đầu chu kỳ hiện nay sẽ có nhiều cơ hội hưởng những “quả ngọt” xứng đáng cho những năm tiếp theo như bao chu kỳ trước ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước những “cơn gió ngược” từ bên ngoài, nhà đầu tư cũng cần những biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ tài sản trước những biến động lớn và có khi vàng lại trở lại làm bạn của nhà đầu tư như những gì đã xưa cũ.
Trong chu kỳ kinh tế trước, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định trong môi trường lãi suất “cực thấp” mà không gây ra áp lực lạm phát, bối cảnh địa chính trị không có quá nhiều bất ổn. Năm 2024 bắt đầu rất khác biệt với việc thế giới đang phải tập quen với cụm từ “higher for longer” hay thập kỷ lãi suất cực thấp đã qua đi và lãi suất có thể ở mức cao kéo dài. Hơn nữa, lạm phát toàn cầu dù đang trong xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao và luôn đối mặt với áp lực trước các nguy cơ về xung đột địa chính trị.
Vàng thức tỉnh, với những tính chất trên, thế giới đang trải qua những giai đoạn bất ổn như đã từng trải qua ở các thập niên 70, 80 của thế kỷ trước và ở đó việc dự phòng rủi ro là cần thiết. Và trong vài năm trở lại đây, thế giới chứng kiến sự thức tỉnh của vàng sau hơn 1 thập kỷ ngủ yên. Vàng như hàng thế kỷ qua luôn là nơi trú ẩn trước các rủi ro lạm phát, suy thoái hay bất ổn chính trị. Và do đó, chúng ta không nên bỏ qua vàng trong quá trình đầu tư trong chu kỳ kinh tế này trong bối cảnh rất khác biệt nêu trên.
Nói một cách tổng thể, đầu chu kỳ kinh tế luôn là giai đoạn nhàm chán nhất trong quá trình tích lũy và xây dựng tài sản nhưng lại là giai đoạn tốt nhất để tích lũy tài sản tốt nhất mà xác suất chỉ xảy ra 1 lần trong mỗi thập niên. Các nhà đầu tư bản lĩnh, kiên nhẫn và kỷ luật tích lũy tài sản trong giai đoạn đầu chu kỳ hiện nay sẽ có nhiều cơ hội hưởng những “quả ngọt” xứng đáng cho những năm tiếp theo như bao chu kỳ trước ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước những “cơn gió ngược” từ bên ngoài, nhà đầu tư cũng cần những biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ tài sản trước những biến động lớn và có khi vàng lại trở lại làm bạn của nhà đầu tư như những gì đã xưa cũ.
(VNF)