Tìm kiếm cả vũ trụ

Âm lịch

Translate

Điện rác - một xu hướng năng lượng vì môi trường

Bình Định: Xây dựng nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định vừa thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đăng ký đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện.

Địa điểm thực hiện dự án tại ô A5 và ô A6 thuộc Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn, diện tích đất 100.400m2

Công suất xử lý bình quân 500 tấn chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường/ngày đêm (ưu tiên xử lý chất thải rắn sinh hoạt) có phát điện với công suất phù hợp Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Phạm vi phục vụ của dự án là thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và xã Canh Vinh, huyện Vân Canh.

Về lâu dài, sẽ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dựa trên nhu cầu thực tế và mở rộng phạm vi phục vụ theo Kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Khu vực thực hiện dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ.

Tổng mức đầu tư dự án tối thiểu 1.500 tỷ đồng. Giá dịch vụ xử lý không quá 430.000 đồng/tấn. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước được phân cấp theo quy định của phân cấp ngân sách hiện hành.

Đối với lộ trình điều chỉnh giá, ổn định giá trong vòng 3 năm đầu, kể từ ngày Nhà máy được nghiệm thu đi vào vận hành chính thức. Sau 3 năm sẽ cập nhật, điều chỉnh giá; tần suất điều chỉnh giá là 2 năm/lần.

Lộ trình điều chỉnh giá này là lộ trình điều chỉnh giá tối đa, khuyến khích các nhà đầu tư có lộ trình tăng giá theo hướng tiết kiệm hơn cho ngân sách nhà nước.

Thời hạn hoạt động của dự án 30 năm, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án.

Tiến độ thực hiện dự án không quá 2 năm (24 tháng) kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án.

(VNF)