Tìm kiếm cả vũ trụ

Âm lịch

Translate

Thiên nhãn của Trung Quốc - Kính viễn vọng lớn nhất thế giới

Kính viễn vọng vô tuyến có đường kính 500 mét, tương đương 30 sân bóng được đầu tư 1,2 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 170 triệu USD đưa vào hoạt động năm 2020. 

Với độ nhạy tốt hơn 2,5 lần so với kính lớn thứ hai thế giới, FAST khám phá các ngôi sao với tốc độ nhanh hơn các kính thiên văn khác. Những ngôi sao quay này có thể trả lời một số câu hỏi quan trọng về vũ trụ, có ích như đèn hiệu dẫn đường cho tên lửa, vệ tinh hoặc tàu vũ trụ.

Bề mặt phản xạ của kính viễn vọng không phải được tạo thành từ một mảnh duy nhất mà là được tạo thành từ 4.450 tấm bề mặt phản xạ. Phía dưới tấm bề mặt phản xạ còn được thiết kế một hệ thống cơ cấu động lực, khi thiên nhãn cần tiếp nhận tín hiệu từ các hướng khác nhau có thể kéo các tấm bề mặt phía dưới để điều chỉnh mạng cáp hỗ trợ qua sự biến dạng cục bộ của bề mặt phản xạ để tiếp nhận tín hiệu, giống như một võng mạc có thể di động.

Ngoài ra các nhà khoa học còn đang giữ khoảng cách giữa mỗi tấm bề mặt phản xạ, để lại khoảng trống và lỗ thoát nước, tạo thành một hệ thống thoát nước hoàn hảo để tránh trở thành một cái nồi lớn trong thời tiết mưa lớn.

Thiên nhãn có thể bắt được tín hiệu cách xa 13,7 tỷ năm ánh sáng. Các nhà khoa học dự đoán trong 35 năm tới, thiên nhãn của Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí hàng đầu cùa thiết bị thiên văn trên thế giới.

Hiện nay Trung Quốc đang sử dụng thiên nhãn để tìm kiếm người ngoài hành tinh, phát hiện những hiện tượng kì lạ trong vũ trụ. Một trong số những nhiệm vụ chính của thiên nhãn là tìm kiếm "sao lưỡi liềm", thăm dò Hydro trung bình trong vũ trụ, phát hiện phân tử ngoài không gian để nghiên cứu nguồn gốc của sự sống trong không gian,...

Theo Giáo sư Trương Đồng Kiệt - phụ trách nhóm nghiên cứu tìm kiếm văn minh ngoài trái đất - Đại học Sư phạm Bắc Kinh, các nhà khoa học đã hai lần phát hiện các tín hiệu đáng ngờ có thể đến từ nền văn minh ngoài Trái đất, cần tiếp tục nghiên cứu.