Tìm kiếm cả vũ trụ

Âm lịch

Translate

Tương lai của ngành Bán lẻ: Top các xu hướng toàn cầu 2023

Google vừa công bố báo cáo mới, nêu bật tương lai của ngành bán lẻ (Retail) sẽ được định hình bởi 5 xu hướng chính
.
Tương lai của ngành Bán lẻ: Top các xu hướng toàn cầu 2023

Trong những năm vừa qua, nếu có một điều gì đó đáng nhớ nhất đã dạy cho các nhà bán lẻ, thì đó chính là cách duy trì khả năng phục hồi trong một môi trường kinh tế đầy biến động.

Trong khi mọi thứ vẫn còn ở phía trước, sứ mệnh của Google là giúp các nhà bán lẻ và thương hiệu vượt qua những thời điểm bất ổn. Dưới đây là các xu hướng mua sắm chính sẽ định hình ngành bán lẻ trong năm 2023 và những năm tới.


Mua sắm đã trở thành một trải nghiệm đa chiều.

Người tiêu dùng ngày nay liên tục di chuyển trên các nền tảng kỹ thuật số, vật lý, ảo và cả mạng xã hội trong suốt quá trình tìm kiếm sản phẩm, nghiên cứu và mua hàng.


Hành vi mua sắm đa kênh (Omni Channel) này sẽ tiếp tục phát triển khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ tìm kiếm một sản phẩm cụ thể trên một kênh cụ thể trong một khoảng thời gian xác định, sang trải nghiệm đa kênh, đa chiều.

Mọi người sẽ không ngừng khám phá các sản phẩm và dịch vụ mới trong khi vẫn “lướt” xem nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, khi xem video phát trực tuyến (streaming) và khi chơi trò chơi điện tử (Game).

Điều này có nghĩa là, tương lai của ngành bán lẻ sẽ liên quan ít hơn đến việc nghiên cứu xem mọi người đang chọn kênh nào để tương tác, thay vào đó, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến mức độ gần gũi với người tiêu dùng, những nơi họ đang dành thời gian, những nơi diễn ra nhu cầu, khám phá, lựa chọn và tiêu dùng.

Những người mua sắm trẻ tuổi có khả năng mua sắm nhiều hơn từ 2 đến 3 lần thông qua các phương tiện truyền thông mới nổi.

Trong thế giới bán lẻ mới, ranh giới giữa cái gọi là thương mại (Commerce) và Nội dung (Content) sẽ ngày càng trở nên mờ nhạt hơn.

Các trải nghiệm được hỗ trợ bởi thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), cùng với các video có thể mua được, sẽ trở nên có ưu thế hơn hơn khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với những trải nghiệm mua sắm có hỗ trợ công nghệ (tech-enabled shopping) tăng lên.

Những người mua sắm trẻ tuổi hiện là những người có khả năng chấp nhận xu hướng này cao nhất: Họ có khả năng mua sắm trên các phương tiện truyền thông mới nổi như mạng xã hội hay phát trực tiếp cao hơn gấp 2 đến 3 lần.

Để có thể truyền tải đúng thông điệp tới đúng khách hàng. Những người làm marketing nên dựa nhiều hơn vào AI (Trí tuệ nhân tạo) để duy trì sự nhanh nhẹn và thích ứng nhanh chóng với những thay đổi liên tục trong điểm tiếp xúc kênh (Touchpoints).

Các giải pháp như Performance Max Campaigns được hỗ trợ bởi AI của Google có thể cung cấp các giải pháp giúp nhà quảng cáo tối đa hóa hiệu suất trên tất cả các kênh của Google.
Khi lòng trung thành với thương hiệu ngày càng trở nên mờ nhạt, mối quan hệ đối tác lại trở nên có giá trị.

Lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) sẽ ngày càng trở nên ít có giá trị hơn khi người mua sắm dần hình thành ý thức lựa chọn các doanh nghiệp và sản phẩm phù hợp hơn với các giá trị và nhu cầu cá nhân của họ.

Theo một số liệu nghiên cứu, kỳ vọng của người tiêu dùng xung quanh việc cá nhân hóa đang tăng lên, với 73% người mua sắm mong đợi các thương hiệu hiểu được nhu cầu và kỳ vọng riêng của họ.

Các nhà bán lẻ và thương hiệu nếu muốn có tỷ lệ giữ chân khách hàng tốt hơn nên đổi mới cách họ tương tác với khách hàng thông qua mối quan hệ đối tác và cộng tác.

Theo Allied Market Research, thị trường trực tuyến sẽ chiếm 45% đến 50% chi tiêu trực tuyến vào năm 2025.

Con số này nhấn mạnh lý do tại sao các nhà bán lẻ cần tìm kiếm các đối tác phù hợp có thể giúp họ tạo ra sự khác biệt và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt hơn trong tương lai.

Gen Z là động lực mua sắm mới.

Gen Z hiện chiếm gần 30% tổng dân số toàn cầu và được dự báo rằng nhóm người tiêu dùng này sẽ chiếm khoảng 27% lực lượng lao động vào năm 2025.

Gen Z là thế hệ đầu tiên được nuôi dạy hoàn toàn trong thế giới kỹ thuật số (Digital Natives), dành nhiều thời gian trực tuyến hơn bất kỳ thế hệ nào khác như Gen X và Gen Y.

Các nhà bán lẻ cần thu hút các thói quen và sở thích cụ thể của Gen Z, chẳng hạn như cách họ tìm kiếm thông tin đầu vào từ các nguồn hay kênh trực tuyến đáng tin cậy.

Có đến 46% người tiêu dùng toàn cầu đã mua các sản phẩm trực tuyến thông qua thương mại phát trực tiếp (livestream commerce), nơi những người có ảnh hưởng (Influencer) vẫn thường tổ chức các buổi phát trực tiếp (live-streaming).

Thế hệ Z cho biết 42% chi tiêu của họ vẫn diễn ra thông qua các cửa hàng vật lý, so với Thế hệ Y (millennials) là khoảng 38%.

Để có thể tối đa hoá trải nghiệm mua sắm và doanh số, các nhà bán lẻ sẽ cần phải tạo ra những trải nghiệm mua sắm đa kênh và liền mạch hơn, từ việc tận dụng yếu tố kỹ thuật số tại cửa hàng để nâng cao trải nghiệm, đến các trải nghiệm mua sắm kiểu mới trên các nền tảng kỹ thuật số.

Người tiêu dùng có ý thức muốn nhận nhiều giá trị hơn và ít rủi ro hơn.

Sau nhiều năm bất ổn về kinh tế, sau những sự kiện như lạm phát hay suy thoái, người mua sắm đã trở nên có ý thức hơn về giá trị.

Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của Google đã chỉ ra rằng việc truyền tải những lợi ích của việc mua sắm chẳng hạn như giao hàng nhanh và đổi trả miễn phí, có thể có sức ảnh hưởng gần giống như việc giảm giá sản phẩm.

Kỳ vọng của người tiêu dùng cao hơn cũng đi kèm với sự xem xét kỹ lưỡng hơn đối với dữ liệu cá nhân. Theo Kantar’s Global Monitor, 79% người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ đang lo ngại về chính sách bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư trên internet, và 72% tin rằng họ rất hoặc phần nào gặp rủi ro từ những doanh nghiệp lạm dụng dữ liệu cá nhân của họ.

Một yêu cầu đặt ra cho các thương hiệu hay marketer đó là, hãy tìm cách để thể hiện sự đảm bảo và minh bạch về cách họ thu thập dữ liệu hay cách dữ liệu của người tiêu dùng được sử dụng.

Khi sự bất ổn tục diễn ra trong một môi trường bán lẻ đầy biến động, các nhà bán lẻ và thương hiệu cần luôn linh hoạt và sẵn sàng cho tương lai bằng cách thích ứng với các trải nghiệm mua sắm đa chiều, hình thành mối quan hệ đối tác với người tiêu dùng, nỗ lực để thu hút người mua sắm Gen Z và cung cấp cho họ nhiều hơn giá trị (ít rủi ro hơn).